The Soda Pop
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

 Mật mã cuối cùng


Phan_16
Chương 16

Đầu hạ, hoa Phượng đỏ rực rải đầy sân trường. Đầu hạ, ve bắt đầu kêu râm ran. Đầu hạ, học sinh tất bật chuẩn bị cho kì thi cuối năm, thi đại học, thi chuyển cấp. Thân là một học sinh, tôi cũng chăm chỉ ném mình vào đống sách vở, ra sức cày ngày cày đêm cày cho kì thi sắp tới. Ra sức cày để quên đi ánh mắt rỗng tuếch vô hồn, quên đi đôi chân chao đảo khi bước ra khỏi cửa và quên đi… Ba. Quên cả dòng mật mã vô nghĩa trên bàn Chảnh thiếu gia, quên đi tại sao mẹ lại có mặt trước cửa ngôi nhà gỗ, quên đi người đàn ông xa lạ từng gọi tôi là “con gái”, quên đi người anh trai cùng cha khác mẹ và cố quên những cái chỉ trỏ hay lời đàm tiếu xung quanh.

Nói là quên nhưng lại chẳng thể quên.

Tôi nghĩ mãi cũng không hiểu, rốt cuộc thì dòng mật mã xuất hiện trên bàn Chảnh thiếu gia có phải cậu ta để lại cho tôi không? Nếu đúng thật là để lại cho tôi, vậy nhằm mục đích gì? Giải thích tại sao đang yên tôi lại ngất đi và khi mở mắt ra thì có mặt trong nhà Vĩnh Quang. Hay muốn lý giải việc cậu ta cứ thi thoảng lại xuất hiện trước mắt tôi dưới hình hài một doanh nhân thành đạt mà không phải cậu trai tuổi mới lớn. Tôi nghĩ mãi cũng không hiểu, nếu mật mã đúng thật là để lại cho tôi vậy thì tại sao Vĩnh Quang lại có mặt ở đấy rồi cứ khăng khăng lôi tôi về cho bằng được? Hơn hết tất cả là tại sao cứ hứng lên hắn lại xưng anh gọi em với tôi? Chẳng nhẽ trước đó Vĩnh Quang đã biết tôi và hắn có cùng huyết thống? Thêm một cái nữa, tại sao mẹ tôi lại có mặt ở đấy? Lại thêm một cái nữa, mật mã của Chảnh thiếu gia thì liên can gì đến mẹ tôi? Tại sao người lại có mặt ở đấy? TẠI SAO…?

Chuyện tồi tệ nhất là mọi việc đến đấy vẫn còn chưa dừng lại. Không biết bằng cách nào nhưng chỉ vài ngày sau đó, kể từ khi gia đình tôi sảy ra chuyện. Cả trường, ai ai cũng biết tôi và Vĩnh Quang là anh em. Không, nói đúng hơn là những ai quen biết hay thi thoảng có qua lại với tôi đều hay tin. Bởi vậy, dù là trước mặt hay sau lưng, dù có muốn hay không đi chẳng nữa tôi cũng không thể nào tránh khỏi những cái chỉ trỏ hay lời đàm tiếu xung quanh.

Tôi guồng chân đạp xe qua từng đoạn đường thân thuộc, bao quanh đại não là hàng ngàn hàng vạn câu hỏi “tại sao?” Tại sao dạo này Lý Ngân luôn tìm cách lảng tránh tôi? Tại sao khi tôi cần người bên cạnh nhất thì nó lại là người đầu tiên xa lánh tôi? Tại vì tôi và Vĩnh Quang là anh em hay bởi lẽ nó không muốn dây vào tôi để rồi mang tiếng xấu? Ôi thật là… đầu óc rảnh rang không có gì làm lại đi nghĩ linh tinh rồi. Chẳng cần nhờ “người nào đó” tát vài cái vào mặt cho tỉnh ngủ tôi cũng thừa biết rằng Lý Ngân không phải vậy. Nó sẽ không vì mấy thứ linh tinh ấy mà a rua, a tòng với thiên hạ đâu. Cũng sẽ không ngại ở bên tôi hứng chịu gạch đá, đất cát hay những ca từ cay độc của người đời. Biết là vậy thế những tại sao người bịt tai, che mắt và ở bên tôi những lúc hoảng loạn nhất lại luôn là Trần Tiến? Tại sao Trần Tiến lúc nào cũng hồn nhiên cười đùa như chưa từng có chuyện gì sảy ra? Là vì nó muốn an ủi tôi theo cách của riêng mình hay vốn dĩ chàng ta chẳng để tâm bất kì chuyện gì?

Gạt chân chống xe, tôi lững thững bước vào nhà. Đáng ra tôi phải vui phải cười thật tươi và chạy đến ôm cổ người ba cả tuần không về của mình mới đúng. Nhưng không, tôi đứng im đó, mắt dán chặt vào ghế sa-long tiện. Nơi có hai con người xa lạ đang quấn chặt lấy nhau và làm những thứ… “đồi bại”. Tôi chẳng biết lúc bấy giờ mình nên cười hay nên khóc. Cười vì ba cuối cùng cũng về hay khóc khi thấy ông mang người đàn bà khác vào nhà? Tôi đứng đó giở khóc giở cười, hệt như một vị khách không mời ngang nhiên xem cảnh phim 18+. Chẳng biết qua bao lâu, chỉ biết rằng cho đến khi đôi chân tê cứng và lòng bàn tay thì rớm máu vì móng tay sắc nhọn của chính mình tôi mới nghe thấy giọng nói trầm trầm thân thuộc vang lên.

-Ôi… đứa con gái “hoang” của tôi đi học về rồi đấy à?

Lúc ấy tôi chẳng biết mình có nên bỏ đi hay lao vào lôi cổ người đàn bà đang nằm bò trên người ba xuống rồi giáng vào mặt mụ ta mấy tát nữa? Chỉ biết rằng tôi đã cười, cười rất tươi, cười thay cho câu trả lời và hai gò má khô cong không một giọt nước mắt là minh chứng rõ nhất. Người ngoài nhìn vào chắc hẳn nghĩ tôi là một đứa vô cảm. Những chỉ riêng tôi biết rằng: giả thiết lúc ấy tôi khóc òa đòi ba. Thì liệu người có chạy đến ôm tôi vào lòng mà vỗ về hay không? Tất nhiên là không. Mà có đi chăng nữa thì sự yêu chiều ấy cũng tự động hóa thành lưỡi dao hai lưỡi đua nhau cứa vào da thịt mà thôi. Vậy thì tội gì? Thà là cứ chôn nó vào đáy lòng còn hơn phơi ra cho người ngoài nhìn thấy.

Tôi cắn chặt răng đứng cười, cũng chẳng mảy may quan tâm đến vệt máu trên trán hay mảnh sứ còn đọng trên vai. Chỉ là cười khen ngợi, cười vì trước kia dù là một câu la mắng hay vệt roi nhẹ vào mông thôi tôi cũng sẽ khóc òa, khóc ăn vạ. Tôi sẽ khóc cho đến bao giờ ba chịu ra dỗ và xin lỗi mới thôi. Bởi vì tôi biết mẹ càng đánh càng mắng thì càng phải im. Còn ba càng khóc càng dỗi lại càng được nhiều kẹo. Trong nhà mẹ nghiêm bao nhiêu thì ba thương tôi bấy nhiêu. Và người ba ấy sẽ không bao giờ lấy ly đáp vào người tôi rồi nói ra những lời độc địa đến vậy.

Bỗng nhiên mẹ từ đâu chạy đến ôm chặt lấy tôi, người úp mặt tôi vào ngực mình nói như khẩn thiết như van nài, tưởng như nói cho chính bản thân nghe.

-Có mẹ ở đây rồi, không sao đâu con…

Tưởng như có người gãi trúng chỗ ngứa, tôi nằm trong vòng tay mẹ khóc òa, thít thít nói:

-Mẹ… mình đi đi.

Tôi thấy thấy mẹ thoáng cứng đờ người, rồi rất nhanh sau đó lại nhẹ nhàng đáp trắc nịch. Chỉ có điều, ánh mắt ấy chồng chất những khổ sở phức tạp, như đang kiềm nén, lại chực như sầu thảm.

-Ừ, mình đi.

CHOANG!

Ngay lập tức bên tai chuyền đến tiếng đổ vỡ, qua hàng nước mắt nặng trĩu nơi khóe mi, tôi thấy ba nhìn mình cười chua chát. Đoạn người hời hợt đứng dậy, vẽ lên môi một nụ cười mỉa mai, giọng nói lạnh tanh tựa như khối băng bắc cực.

-Muốn đi? Ha ha ha… tôi cho các người đi à? Đừng quên bổn phận của mình là gì. Lại đây…

Như một con hổ đói, ba lao đến tóm lấy cẳng tay mẹ kéo về phía mình. Tôi hoảng hốt cố sống cố chết ôm chặt lấy cánh tay còn lại của mẹ khóc thét ra lệnh cho ba buông ra. Cứ vậy không ai chịu ai và mọi chuyện chỉ dừng lại cho đến khi bên tai tôi chuyền đến một cái tát như trời giáng. Đầu óc quay cuồng, tôi ngã xuống nền gạch lạnh băng, nước mắt cũng theo đó mà tuôn rơi. Ba dừng động tác trước đó mà đứng im nhìn tôi cười khẩy. Tôi thấy trong đôi mắt ấy, tất cả tất cả đều là hận thù. Tưởng như chỉ với một cái tát vẫn chưa đủ. Điểu ông muốn dường như là xé nát tôi ra và… còn nhiều hơn thế nữa.

-Con gái “hoang” à! Tao nuôi mày mười sáu năm để đến một ngày mày phủi ơn rồi cứ thế rắt con mẹ tiện nhân của mày đi à? Đâu có dễ như vậy? Ha ha ha… đâu có dễ…

Tôi lồm cồm bò dậy chạy đến gỡ tay ba ra và lập tức nhận lấy một cái tát nữa. Lần này tôi không ngã cũng không chao đảo dù rằng cái tát ấy trên thực tế mang trên mình sức nặng gấp trăm lần cái đầu tiên. Bỗng nhiên ba buông tay mẹ ra, chắc là định bụng chĩa mũi nhọn vào tôi thì… mẹ mất đà và ngã vào đống thủy tinh sắc nhọn trên sàn nhà. Hơn hết tất cả, giữa đống thủy tinh ấy có một con dao gọt trái cây nằm thẳng đứng. Nó cắm thẳng vào lưng mẹ từ đằng sau. Máu không ngừng tuôn ra ướt đẫm phần lưng áo phía sau cũng như nhuộm đỏ nền gạch. Tôi luống cuống muốn ôm lấy mẹ, nhưng hơi chạm vào lại càng đau buốt, vẻ mặt mẹ trông khổ sở, song đôi mắt đen láy vẫn nhìn tôi, cái nhìn điềm tĩnh trước nay chưa từng thay đổi, không một mảy may trách móc. Tôi ôm mẹ, thì thào gọi nhỏ “mẹ ơi”. Người mỉm cười với tôi, gắng sức nâng bàn tay không trọng lượng lên vuốt ve gò má ướt đẫm. Rồi dần, mẹ nhắm mắt, mặc kệ tôi có gọi thế đi chăng nữa, người cũng không hay.

Tôi nghe tiếng ba ngã khụy sau lưng, đôi môi run rẩy mấp máy duy nhất đôi chữ “không… không”. Ngoảnh lại, tôi chỉ kịp trông khuôn mặt ba lúc đó, sâu thẳm trong đôi mắt ấy là cái nhìn đầy đau đớn. Tôi thầm nhủ mình sẽ nhớ mãi nét mặt này…

 .

 .

 .

 Một tuần trôi qua, tôi vật vã trong nỗi đau mất mẹ, vật lộn với nỗi hận cha. Không hận sao được khi mà chính ba là người đã đẩy mẹ ngã. Tôi hận ba, hận ba đến mức dù sống chung dưới một mái nhà nhưng lúc nào tôi cũng không muốn nhìn thấy mặt ông, dù là một khắc. Một tuần trôi qua, ba tiều tụy và gầy sộp hẳn đi, tay chân mảnh khảnh đến nỗi chỉ còn toàn da bọc xương. Nước da màu đồng vốn có giờ đây xanh xao tím tái. Mái tóc đen tuyền chỉ sau một đêm đã bạc trắng nửa đầu. Dưới cằm, râu mọc lổm chổm, sợi trắng sợi đen hệt như ông cụ tám mươi. Nom cái dáng vẻ khổ sở ấy của ba mà tôi cảm tưởng như có người dang tay tát thẳng vào mặt mình. Càng thấy ba chật vật khổ sở bao nhiêu, tôi càng nhớ đến mẹ bấy nhiêu.

Kể từ hôm mẹ mất, hai cha con tôi chẳng hé răng nói với nhau một câu nào dù là nửa chữ. Ai cũng nghĩ mình không có lỗi, ai cũng muốn đẩy hết trách nhiệm cho đối phương. Vậy nên khoảng lặng ấy cứ duy trì mãi. Kể từ hôm mẹ mất, tôi bỏ bê việc học, tôi chẳng quan tâm thi cuối kì hay thi chuyển cấp, tôi chẳng quan tâm Trần Tiến mắng chửi mình ngu dốt hay Lý Ngân vẫn hờ hững như người dưng. Đơn giản là sống vô cảm, hệt như một tảng băng di động. Không cười cũng chả nói, cứ vậy suốt cả ngày.

Rồi thì một ngày như mọi ngày, tôi ném mình vào một cái xó nào đó trong phòng riêng. Tự bản thân chiêm nghiệm lại khoảng thời gian hạnh phúc trước đó, song tự cười, tự dỗ, và tự lau nước mắt. Tôi chải lòng theo miền kí ức xa xăm, văng vẳng bên tai là tiếng cười đùa dai dẳng của bản thân. Nó hệt như lưỡi kiếm vô hình tự động cứa vào trái tim đã rỉ sét. Bỗng đâu tôi nghe có tiếng người gọi tên mình, tiếng đẩy cửa và đôi chân dài thân thuộc nhẹ bước đến trước mặt tôi. Ông khom lưng, dùng chính đôi tay rắn thép của mình bế bổng tôi lên khỏi góc nhà. Từng sải chân vững chắc, ông đặt tôi nằm xuống giường, nhẹ nhàng im một nụ hôn yêu thương lên trán. Nối tiếp chiếc hôn hời hợt ấy là một loạt nước mắt ẩm nóng thấm ướt mặt tôi. Kéo cao tấm chăn mỏng, ông gói gọn tôi trong đó, nhẹ nhàng vỗ về ru tôi ngủ. Ông thì thào gọi tên tôi, thì thào xin lỗi, giọng nói ăn năn chua chát như đây là lần cuối cùng. Song, trước khi mở cửa đi ra ngoài, ông vẫn không quên để lại cho tôi lời nhắc nhở:

-Lần sau đừng ngồi dưới đất nữa, sẽ cảm đấy! – Dừng lại một chút, ông quệt vội vài giọt nước mắt chưa kịp chào ra khỏi khóe mi, cất gọng nói. – Con gái… nếu sau này ba không thể chăm sóc được cho con nữa, ba…

RẦM!!!

Cánh cửa gỗ nặng nề đóng sập trước mặt tôi, khi nó còn chưa khép hoàn toàn, tôi nhìn thấy bóng lưng cao cao tại thượng ấy đổ sập trước cửa phòng mình. Đôi vai run lên, ba ngồi đó khóc trong câm lặng. Ngược lại, tôi thì vô tâm đến mức nằm đó cười mỉa mai. Chẳng biết mình cười đẹp xấu ra sao, chỉ biết rằng bao nhiêu mặn đắng của nước mắt tôi đều nếm sạch.

Mặt trời xuống núi, ngày nắng dần nhường chỗ cho đêm đen, tôi vẫn nằm im duy trì nụ cười cố hữu. Bỗng đâu có tiếng đẩy cửa, những lần này không phải là cửa phòng mà là cửa sổ. Và người bước đến cạnh giường tôi không phải là ba mà là Lý Ngân. Hai mắt nó đỏ hoe, trên tay cầm sập giấy tờ lộn xộn gì đó. Song, chưa đầy một giây sau, Lý Ngân ném hết chúng vào mặt tôi ra lệnh “xem đi”. Tôi nhàn nhạt ngồi dậy, nhàn nhạt cầm từng tấm ảnh lên xem, nhàn nhạt cười.

Có gì đâu? Tất cả chúng đơn giản chỉ là ảnh chụp tôi và Vĩnh Quang. Chụp cảnh hắn lấy áo của mình khoác lên vai tôi trên đồi gió, chụp cảnh hắn xoa đầu tôi cười vui vẻ, chụp cảnh hắn và tôi tay trong tay trên sườn đồi, chụp cảnh hắn bế ngang tôi ra khỏi ngôi nhà gỗ và cả cảnh hắn hôn tôi ở trước cửa nhà vệ sinh nam. Tất cả chỉ có vậy, tôi xem xong còn ngửa cổ lên nhìn Lý Ngân cười nhạt. Nó cũng đứng đó nhìn tôi cười chua chát, song nâng tay giơ cây bút máy lên hỏi:

-Cậu biết đây là cái gì không?

Tôi đơn giản là chẳng nói gì, đơn giản là chỉ ngồi im đó cười mà thôi.

TÁCH.

Lý Ngân giơ ngón trỏ lên bấm vào đầu cây bút, rất nhanh, chiếc máy ghi âm trá hình ấy phát ra một đoạn hội thoại…



 …


 …




 …


 …


<Đi chung đi. Thật ra… tôi cũng thấy sợ.>

 …


 …



 …


 …


 …

 Tôi ngoan ngoãn ngồi im nghe hết đoạn hội thoại, từ đầu đến cuối chẳng buồn hé răng nói ra nửa chữ. Mà trên thực tế, thậm chí tôi đã cười, cười vì tôi biết tiếp đó sẽ là gì.

-Việt An… tại sao cậu làm vậy? – Lý Ngân khóc nghẹn ngào, nó nhìn tôi bằng đôi mắt sưng đỏ. Và tôi thiết nghĩ, đôi mắt ấy có khi còn khóc nhiều hơn tôi, khóc nhiều hơn cả đứa vừa mới mất mẹ như tôi. Nhưng rồi tôi cũng chẳng nói ra cái suy nghĩ đó của mình mà chỉ ngồi nhìn Lý Ngân cười nhạt.

-Việt An, tớ còn ngỡ chúng ta là bạn thân cơ đấy. – Lý Ngân nhẹ nhàng lắc đầu, nước mắt vừa mới trào ra khỏi khóe mi, vì động tác vô ý ấy mà lăn dài trên gò má theo đường rích rắc. Phải rồi! Tôi cứ ngỡ hai chúng tôi là bạn thân cơ đấy. Tôi cứ ngỡ hai đứa thân nhau đến mức hiểu đối phương qua từng cử chỉ, từng động tác mà chẳng cần diễn đạt hay nói ra bằng lời. Tôi cứ ngỡ khi mình buồn nhất, khi cần người bên cạnh nhất, cần người ngồi dưới đất khóc cùng thì… Nhưng rồi tôi cũng chẳng nói ra cái suy nghĩ đó của mình mà chỉ ngồi nhìn Lý Ngân cười nhạt.

-Tại sao cậu không nói gì? – Ngân khẽ liếc tôi ném ra một nụ cười đau đớn. – Việt An, cậu biết không? Đã nhiều lần tớ tự nói với bản thân mình rằng: ắt hẳn đây là một trò đùa quái ác và người trong ảnh không phải cậu, cả giọng nói trong máy ghi âm cũng không phải cậu… Bởi vì tớ tin cậu, Việt An, chẳng lẽ đến một lời giải thích cũng không có sao?

Một lời giải thích? Giải thích sao đây khi người trong ảnh là tôi? Giải thích sao đây khi giọng nói trong máy ghi âm cũng là của tôi? Và giải thích thế nào để vớt vát lại tình bạn trước đó? Giờ đây tôi có giải thích thế nào đi chẳng nữa thì cũng chỉ là lời biện hộ. Mà đã là biện hộ thì chung quy cũng chỉ là lời nói dối, là già mồm cãi cố mà thôi. Vậy thì ích gì?

Nếu tin tôi thì trong đám tang mẹ Lý Ngân đã chẳng cười mỉa tôi. Nếu tin tôi thì hôm ấy nó đã ngồi lại cùng tôi chứ không quay lưng bước thẳng. Nếu tin tôi thì suốt thời gian qua nó đã chẳng mặt nặng mày nhẹ với tôi. Nếu tin tôi nó đã vất máy ghi âm và mớ ảnh này đi rồi. Và nếu tin tôi thì hôm này nó đã chẳng đứng đây chất vấn tôi. Nhưng sự thật là nó chưa từng tin tôi.

-Tớ cứ nghĩ rằng mình là người hiểu cậu nhất, nhưng giờ thì… tớ sai thật rồi. – Lý Ngân ném lại cho tôi một cái cười khẩy rồi dang chân đạp lên cửa sổ, bước thẳng về phòng mình. Tôi cũng cười, chỉ là nụ cười rất mờ nhạt, như có như không rồi dần chìm vào lãng quên. Có khi nào tình bạn này rồi cũng như vậy không?

Đêm đen, nhiệt độ bắt đầu hạ dần, tôi nằm cuộn mình trong chiếc chăn mỏng mà dỏng tai lên nghe từng tiếng tích tắc của đồng hồ. Chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, tôi trượt ra khỏi giường, đi đến phòng ba mẹ và nhẹ nhàng đẩy cửa. Một mùi tanh nồng từ trong phòng lập tức đánh về phía tôi. “Hoang mang”, trong hoàn cảnh đó, có lẽ hai từ này là hình dung đúng nhất tâm trạng của tôi. Tôi chẳng màng việc mình còn giận ba nhiều bao nhiêu, tôi chạy ào vào phòng, chạy đến bên cạnh giường. Men theo thứ ánh sáng nhân tạo được lắp trên tường, tôi thấy hai mắt ba nhắm nghiền, viền môi cong cong để lộ một nụ cười nhẹ, rất nhẹ tựa như gió thoảng mây trôi, tựa như nó không hề tồn tại.

Chẳng biết lúc ấy bản thân nghĩ gì mà tôi lại đứng cười như một con ngố, cười khi thấy ba mình “mất”. Có chăng trên đời này tôi là đứa con gái bất hiếu nhất? Phải không? Tôi là đứa con bất hiếu nhất? Thì đúng vậy mà, thử hỏi trên đời này có ai như tôi không? Dù đúng dù sai ông ấy cũng là ba tôi, mà cứ cho là không phải ba ruột đi chăng nữa thì công ơn dưỡng dục cũng chẳng thua gì ân huệ người sinh thành. Biết là vậy thế mà tôi vẫn đứng cười, cười rõ tươi. Nhưng sao lọt vào tai lại toàn tiếng nức nở? Không đúng, rõ ràng trước đó tôi đã cười mà? Không đúng, tôi đâu có khóc? Sao nước mắt ở đâu ra nhiều thế này? Tôi đưa tay lên tính gạt đi hai hàng nước mắt thì phát hiện ra mặt mình đã ướt đẫm tự bao giờ.

Khóc chán cười đã miệng là lúc tôi thấy hai tay ba ôm chặt thứ gì đó trong lòng. Tôi toan bước đến gỡ nó ra, đập vào mắt là một chiếc đĩa nhựa. Nó không phải là mấy đĩa phim mà ba thường mua về để hai cha con cũng coi mà là một chiếc CD tự làm. Tôi đưa tay lên quệt vội hai hàng nước mắt, chẳng hiểu sao tôi lại cảm thấy bất an, tay chân bủn rủn, tim thì đập loạn nhịp. Có chăng chiếc đĩa CD này chứa thứ gì đó mà tôi không nên xem không? Nghĩ vậy những tôi vẫn lì đầu quyết xem nội dung của nó cho bằng được.

Màn hình thấp thoáng hiện lên hình ảnh người đàn ông trước cửa ngôi nhà gỗ, người từng gọi tôi là con gái. Đứng bên cạnh ông ta là một phụ nữ trung niên và một người con trai suýt soát tuổi tôi. Tôi ngồi bệt dưới nền đất, hai mắt mở to nhìn chằm chằm người thanh niên tên gọi “Hoàng Kiên Chánh” trong màn hình. Cậu ta khoan thai bước đến vỗ vai người con trai cười nói:


Tôi nhíu mày, chẳng hiểu cái mô tê gì cả, từ khi nào mà Hoàng Kiên Chánh lại thành diễn viên vậy trời? Những rất nhanh sau đó, câu nói tiếp theo của người đàn ông đã giải đáp hết tất cả thắc mắc trong lòng tôi.


Nói rồi ông ta đánh mắt về phía Bùi Vĩnh Quang lớp bên cạnh. Và trên thực tế, Bùi Vĩnh Quang mà tôi biết đang đứng cạnh Hoàng Kiên Chánh. Hắn chẳng buồn đáp lời người đàn ông lấy nửa chữ, đơn giản là chỉ cười cười đưa ra một tờ chi phiếu mệnh giá không nhỏ song nói:


Màn hình tivi bỗng dưng nhiễu sóng rè rè rồi chuyển sang cảnh khác. Nơi ấy có kê một chiếc bàn gỗ, hai tách café và Bùi Vĩnh Quang cùng Hoàng Kiên Chánh thì ngồi đối diện nhau vừa cười vừa nói:

 Dừng lại một chút, Bùi Vĩnh Quang nâng tách café còn nóng hổi lên nhâm nhi tiếp lời

Hoàng Kiên Chánh ngồi đối diện bất giác cười vang, mười ngón tay của cậu ta khẽ đan lại với nhau rồi lại nhẹ nhàng tách ra theo nhịp.

 Dừng lại một chút ngẫm nghĩ gì đó, cậu ta lại tiếp lời

<Đó là tại vì số tiền cậu chả cho tôi để tham gia vụ này không ít. Nhưng giờ thì… tôi nghĩ cậu nên chả thêm cho tôi một ít nữa.>

 Đôi mắt Hoàng Kiên Chánh sáng lên như loài thú dữ phát hiện ra con mồi trong đêm tối, giọng nói ngày càng sắc bén.

Vĩnh Quang để tách café xuống, hắn khẽ liếc người ngồi đối diện mình. Vẽ lên môi một nụ cười nhạn nhạt, nhưng giọng điệu lại không kém phần châm biếm.


 Tôi thấy Hoàng Kiên Chánh khẽ hất cằm cười mỉa mai đoạn bảo

Vĩnh Quang hơi chau mày, giọng nói trầm hẳn xuống, nếu ai không biết có khi còn nghĩ hắn ta đang bảo vệ tôi cơ đấy.


Không để cho Vĩnh Quang nói hết câu, Hoàng Kiên Chánh đã nệm mạnh tách café xuống nền gỗ, giọng nói đanh thép.


Màn hình lại bắt đầu nhiễu sóng, tiếng kê “rè rè” trước đó vang lên lần nữa và lần này tôi thấy ba mình. Ông ngồi im trên giường, đôi mắt dán chặt vào người đối diện, hai chân buông lỏng trượt theo cạnh giường, tay thả tùy hứng. Và người trước mặt ba tôi, người ấy là Hoàng Kiên Chánh. Hai tay hắn để trong túi quần, viền môi cong lên ném ra nụ cười thâm độc.



Hoàng Kiên Chánh “hừ” mạnh một tiếng, hai tay hắn khoanh tròn trước ngực, cười giễu cợt nói

Tôi thấy môi ba mấp máy, nhiều lần tính biện bạch vớt vát lại tình hình những cuối cùng nửa chữ ông cũng chẳng nói ra. Biết mình đang chiếm ưa thế, Hoàng Kiên Chánh khẽ cười, hắn cúi người lấy ra một sập tài liệu từ trong cặp, ném thẳng đến trước mặt ba tôi ra lệnh  Hoàng Kiên Chánh nghiêng người dựa lưng vào tường cười thách thức  Thấy ba tôi vẫn ngồi im mà không có chút gì gọi là đáp trả. Hắn bước đến giằng lấy sập tài liệu song tự phong ình gương người tốt, đoạn bảo.

 Tôi nghe tim mình vỡ vụn, nước mắt tự ý lăn dài trên gò má khi thấy ba khóc lóc thảm thiết và rơi bịch xuống giường. Ông ngồi đó, dưới nền đất lạnh cóng, mặc sức van nài Hoàng Kiên Chánh. Và rồi đổi lại là một tràng cười giòn tan. Hắn trước nay rất ít cười, mà hầu như là không bao giờ cười. Tôi cứ nghĩ nếu hoàng tử băng giá ấy mà cười thì ắt hẳn phải là một nụ cười ấm áp, nụ cười ấy có khi còn làm tan chảy hàn băng vĩnh cửu nữa kia. Những giờ thì tôi sai rồi, sai thật rồi, hắn ta cười nghe như một vị thần chết sắp sửa tước đoạt đi sinh mạng của người khác chứ chẳng tốt đẹp như thầm tưởng đâu.

 Hoàng Kiên Chánh lại một lần nữa ngửa cổ cười vang, bỗng nhiên tràng cười ấy bị một tiếng hừ mạnh của hắn cắt ngang.  Dừng lại một chút cười cười, hắn giơ sập tài liệu lên nói:

Tôi ngồi bó gối dưới nền gạch, ngồi cười mỉa Hoàng Kiên Chánh. Hắn chẳng là cái thá gì cũng chẳng có cái quyền gì nói ba tôi “chết đi”. Đến một vị thẩm phán quyền cao chức trọng, nắm trong tay quyền sinh quyền sát mà còn phải thông qua người này người kia để tuyên án tử hình phạm nhân thì hắn là cái thá gì mà dám nói ba tôi như vậy? Cứ cho là ông chơ chọi trong cái xã hội này, cứ cho là ông trắng tay thì hắn cũng chẳng là gì để mà quyết định mạng sống của ông.



Bỗng dưng Hoàng Kiên Chánh xoay người, giang tay chỉ thẳng vào máy quay sau lưng mình hét lên:


Tôi kinh hãi nhìn cơ mặt vặn vẹo của ba, ông tóm lấy tay Hoàng Kiên Chánh, giọng nói hoàng hốt

Hoàng Kiên Chánh quay phắt người lại, trưng ra cái bộ mặt như thể mình vừa mới được người ta kể truyện cười cho nghe. Hắn nói:

 Hắn phì cười một tiếng, nói < Hay không? Một kế hoạch hết sức hoàn hảo.>

Từng tiếng sấm nối tiếp nhau đánh về phía tôi. Mà tôi thì không có nơi để ẩn náu… Hai mắt tôi trở nên mơ hồ, trời đất quay cuồng, cái đó gọi là anh em sao?

 Hoàng Kiên Chánh cười lớn một tiếng tiếp lời

Tôi nghe ba phát ra âm thanh thì thầm:

Lại một lần nữa nhiễu sóng, nhưng lần này chẳng còn gì để coi, đoạn băng đến đó là hết. Tôi đưa tay lên vỗ vỗ mặt mình cho tỉnh táo, co chân đứng dậy, vừa cười vừa mở cửa bước ra khỏi phòng ba mẹ. Đêm khuya tĩnh mịch, căn nhà trống không chỉ còn lại mình tôi. Táp nước lạnh vào mặt cho tỉnh táo, tôi nhìn lại mình qua gương. Trước đây tôi từng là một đứa con gái vô lo vô nghĩ, sống một cuộc sống vô tư đầy ắp tiếng cười. Nhưng giờ thì sao? Liệu rằng sau này tôi còn có thể cười nổi nữa không? Có thể không?

Rạng sáng, mặt trời vươn vai thức dậy sau từng dải mây hồng. Tôi ngồi trên ghế sa-long tiện, vắt chân chữ ngũ, tư thế oai nghiêm. Chẳng biết dáng vẻ của mình dữ tợn đến nhường nào mà khi vừa nhìn thấy tôi, Trần Tiến đã giật nảy mình. Nó “ngắm” tôi bằng đôi mắt hoảng sợ, lắp bắp nói.

-Việt An… lại có truyện gì nữa à?

-Có gì đâu? – Tôi cười tươi, cố tình nháy mắt phụ họa cho câu nói của mình. – Đang cầm cái gì đấy? Đưa đây coi…

-À? Bữa sáng. – Trần Tiến để bịch đồ ăn lên bàn, ngồi xuống cạnh tôi. – Mà mày bị gì à?

-Vớ vẩn, tao thì bị gì được chứ? – Tôi nguýt Trần Tiến một cái, làm mặt hình sự ra chiều giận dỗi. – Giỏi nghĩ linh tinh.

Trần Tiến ném cho tôi ánh khinh rẻ, theo kiểu “tin được chết liền”. Song lại chẳng nói gì. Tôi cười cười, cố tỏ ra mình vẫn là con bé Việt An đành hanh thường ngày, hất mặt quát:

-Được rồi, mua đồ ăn xong rồi thì về đi. Còn ngồi đây làm gì? Tính chanh ăn với chị đấy hả?

-Tao khinh…

-Cái gì? – Tôi giãy nảy lên, sẵn giọng quát. – Tao mới là đứa có quyền nói câu ấy đấy. Mày đang ở nhà tao mà dám vênh mặt làm tướng vậy hả? Thích chết à? – Tôi dứ nắm đấm lên đe dọa. Trần Tiến cũng rất biết phối hợp, nó thấy tôi nổi sùng thì cười đầy bỡn cợt, tự ý ngồi dịch về sau, ngồi sát mép ghế. Liền một giây sau đó, Trần Tiến dang chân đạp thẳng tôi về mép ghế bên kia, làm ổ bánh mỳ đang để trước miệng tôi rơi bịch xuống đất. Vừa bực vừa thẹn, tôi vơ lấy cây chổi lông gà để cạnh mình, lao vào đập Trần Tiến túi bụi. Mặc dù tôi dùng lực không nhiều, thế nhưng đập lên người cũng gây đau đớn lắm. Trần Tiến bị đánh cho vài cái, trái với thường lệ lại chẳng hề quát tôi, thế nhưng nó cũng chẳng hề chịu thua, liền giằng lấy cán chổi từ tôi. Hai chúng tôi quật nhau một trận ngay trên ghế sa-lông tiện, trên tay tôi vẫn lăm lăm cây chổi lông gà vừa nhỏ vừa dẻo, lao vào không khí cứ thế kêu vun vút. Trần Tiến ra sức đoạt lại chổi của tôi, những đâu có dễ. Vật lộn một lúc tôi bắt đầu mệt lử, thở dốc, tóc tai xõa bung, cột tóc trên đầu bỗng nhiên trơn tuột xuống, lủng lẳng bên mai. Chính lúc phân tâm ấy, Trần Tiến chiếm đoạt thành công cây chổi trên tay tôi. Tôi giận tím mặt, nhào đầu về phía trước toan cướp lại. Trần Tiến đã trở mình bật dậy đứng trên ghế, một tay giương cao cây chổi, vóc dáng nó cao vọt hẳn so với tôi, tôi kiễng chân cũng không tới, tôi bật nhảy mấy lần định chụp lấy cán chổi, nó đổi tay, tôi lại nhảy, nó vẫn đổi… tôi nhún nhảy liên tục những bốn – năm lần, lần nào cũng vồ hụt, Trần Tiến thế mà tỏ ra đắc ý vô cùng:

-Nhảy à! Nhảy nữa đi!

Tôi tức lắm, toan chống hông quạt cho Trần Tiến một trận thì bỗng dưng điện thoại trong túi nó vang lên. Tôi thấy khi nhìn vào màn hình điện thoại, Trần Tiến thoáng nhíu mày. Rất nhanh sau đó, nó lấy lại dáng vẻ bất cần đời thường ngày, nhấn nút nghe trước mặt tôi.

Loáng thoáng câu được câu không của nó với người ở đầu giây bên kia, thêm cả lời giải thích “gia đình tao sảy ra chuyện rồi” khi Trần Tiến co chân chạy thẳng ra ngoài cửa. Lúc bấy giờ tôi hệt như người vừa mới thoát khỏi cơn mê, một hai sống chết ôm chặt lấy tay nó hỏi:

-Mày đi đâu?

Trần Tiến vội vàng gỡ tay tôi ra, mặt mày tím tái, nói như mắng người:

-Ông tao không được khỏe, giờ tao phải theo bố về quê…

Chẳng đợi Trần Tiến nói hết câu, tôi vội buông tay nó ra đứng cười chua chát. Ban đầu là Lý Ngân, giờ lại đến Trần Tiến… Còn gì nữa đâu để mà níu kéo?

-Vậy… tạm biệt!

Tôi thốt lên khe khẽ đủ cho bản thân mình nghe. Tự thấy sống mũi cay cay nên vội vàng chôn mặt xuống nền gạch, nhai đi nhai lại mười đầu ngón chân. Tôi không muốn, thật sự không muốn đến một chút tự tôn cuối cùng này cũng bị mất đi. Tôi đã mất hết tất cả rồi, mất mẹ mất cha, mất cô bạn thân từ ngày nối khố, mất đi Trần Tiến – người luôn quan tâm đến tôi. Và giờ, tôi chẳng còn gì, chỉ còn mỗi niềm kiêu hãnh vô danh này mà thôi. Vậy nên… xin đừng cướp đi của tôi, dù là một hạt sỏi nhỏ đi nữa, tôi cũng muốn có người đồng hành cùng mình đi nốt đoạn đường phía trước. Nhiêu đó là đủ rồi.

-Cái gì mà tạm biệt? Nói nghe như ngày mai mày chết đến nơi ấy. Rõ vớ vẩn!

Nó giang tay cốc vào đầu tôi một cái đau điếng, vậy mà tôi vẫn con cười được, cười nói “tạm biệt”. Trần Tiến thấy vậy thì thoáng chau mày tỏ vẻ không hài lòng, nhưng rồi cũng chẳng nói gì. Song, dắt xe chạy thẳng về nhà. Tôi đứng đó nhìn theo bóng lưng Trần Tiến khuất dần mà tự nhủ: chẳng biết có còn gặp lại không?

Hoàng Kiên Chánh – anh trai cùng mẹ khác cha bước đến trước mặt tôi nói “xin chào” khi tôi đã bị nỗi đau nướng sắp thành than. Nhưng lúc nhìn thấy anh ta tôi vẫn cười, cười nói “chào anh trai”.

Trước ngày Hoàng Kiên Chánh đến tìm tôi, tôi đã nghĩ rất nhiều, tôi cứ đinh ninh rằng khi gặp được anh ta tôi sẽ mạnh dạn cho anh ta vài cái bạt tai mà không thương tiếc. Tôi sẽ mắng chửi anh ta bằng tất cả vốn từ ngữ mình có. Ấy vậy mà không, tôi đơn giản là chỉ  ngồi cười nhạt, cười vì tôi ngu ngốc, lúc nào cũng tỏ ra mình thông minh, biết hết tất cả. Nhưng sự thật thì sao? Sự thật là tôi chẳng biết gì cả. Tôi đã quá sai, sai nặng nề khi lúc nào cũng tỏ ra mình là một đứa con gái cá tính. Tôi đã quá kiêu hãnh khi đứng trước mặt Vĩnh Quang khoe khoang rằng mình hay ho thế này thế nọ, để rồi chẳng hề hay biết bản thân đang bị dắt mũi.

Ngày trước Trần Tiến từng nói tôi là một đứa con gái đơn giản, suy nghĩ ngớ ngẩn và bản chất thật thì không khác gì trẻ con học đòi người lớn. Lúc ấy tôi tức lắm, càng cổ cãi cố, cãi cho bao giờ thắng thì thôi. Thấy tôi giở thói đành hanh, Trần Tiến lại càng được đà ngồi chê tôi tợn. Nó nói: thật ra ba cái trò vặt vãnh của tôi chẳng lừa được ai đâu. Nhưng vì thấy tính tôi hay hay, ưa diễn kịch rồi thì lúc nào cũng tỏ ra mình là một con nhím đích thực nên họ mới a rua a tòng hùa theo mà thôi. Thực chất, từ đầu đến cuối, mọi việc tôi làm chỉ là trò cười, một trò cười mà thôi.

Ngày ấy nhỏ tuổi chẳng biết gì, đến tận bây giờ tôi mới ngộ ra rằng xích mích với bạn trai của cạ cứng, tỏ ra thông minh trước mặt bạn cùng lớp – Hoàng Kiên Chánh. Vô tình mọi thứ tôi làm đều nằm trong kế hoạch của họ, một kế hoạch hết sức hoàn hảo.

Tôi cười cười ngửa cổ hỏi anh trai, giọng điệu bỡn cợt:

-Anh à, có nhất thiết phải vạch ra kế hoạch tỉ mỉ như vậy không? Chỉ cần anh nói vài câu thôi, cũng đủ tước đi sinh mạng của một người rồi mà? – Tôi ngân nga hai chữ “một người”, đại não xoay mòng mòng, nó bắt tôi phải khắc sâu khuôn mặt đau khổ của ba vào tận sâu đáy lòng. – Cần gì phải tốn sức lừa em suốt thời gian qua? Anh cũng dư thời gian quá nhỉ? – Tôi cợt nhả khích hắn. – Hay anh ước được quay lại thời niên thiếu, nhìn đám con gái vây quanh mình, khen mình đẹp trai, tự kỉ?

Hoàng Kiên Chánh khoăn hai tay trước ngực, nhếch mép cười, giọng điệu hời hợt:

-Cứ cho là vậy đi.

Tôi tặc lưỡi, nhại lại:

-Cứ cho là vậy đi á? – Đưa tay lên giả vờ gãi đầu, tôi hỏi: – Anh để bạn mình tiếp cận em làm cái gì? Khoác lên người lớp vỏ Bùi Vĩnh Quang rồi lại còn tự dán lên trán cái mác bạn trai Lý Ngân nữa, như vậy để làm gì?

-Để làm cái gì à? Vậy ra cô không hiểu cái gọi là “tình đầu chỉ đẹp khi tình giang giở” à? Anh biết cô chưa yêu ai bao giờ nên muốn cho cô nếm thử cái gọi là “thất tình, mất bạn”. Nhưng tiếc thay, cô đúng là một diễn viên không biết nghe lời.

Tôi nghiêng đầu, đưa ngón út lên lỗ tai ngoáy ngoáy cười mỉa. Song lại giơ ra trước mặt dùng ngón cái gẩy gẩy ngón tay nói đầy tự hào.

-Anh có trả cho em được đồng cát-xê nào đâu mà đòi diễn hay diễn dở? Với cả anh đánh giá thấp em quá rồi đấy. Em yêu bằng lý trí chứ không phải bằng con tim. Hơn nữa, đã đồ của người khác em sẽ không bao giờ động vào.

-Đúng là anh đã đánh giá thấp cô thật, đến cả đồ của người khác mà cô cũng dám động vào. – Vừa nói Hoàng Kiên Chánh vừa giơ tấm ảnh Bùi Vĩnh Quang hôn tôi ở nhà vệ sinh nam lên, nở cười chiến thắng.

Thoáng thấy tấm ảnh ấy, tôi tự thấy bản thân chả có chút gì gọi là xấu hổ. Ngược lại còn ngồi cười tí tởn, chu môi giận dỗi.

-Anh à, em gái anh bị người ta cưỡng hôn đấy!

Hoàng Kiên Chánh bật cười thành tiếng, hắn nâng tay xoa xoa đầu tôi. Hệt như ngày bé, tôi từng ước mình có một người anh trai để được nũng nịu cưng chiều, để khi đánh không lại Trần Tiến, tôi vẫn còn anh trai, còn người giúp tôi đòi lại công bằng. Người anh trai mà tôi từng ước đang đứng ngay trước mặt, nhưng tận sâu trong đôi mắt đó không phải là cưng chiều bảo bọc mà là…

-Em gái à, có lẽ em không biết chứ xã hội này chỉ coi trọng kết quả thôi. Hệt như một người thi trượt đại học, thì từ đó về sau ôm trọn lấy hắn toàn là coi thường và khinh rẻ. Trong mắt người đời hắn chỉ là một tên vô dụng, đến đại học cũng không thi đậu. Chứ họ sẽ không bao giờ quan tâm đến hắn đã vất vả thức đêm học tập như thế nào đâu. Em cũng vậy đấy, Lý Ngân chỉ quan tâm đến những thứ anh đưa con bé thôi, nó sẽ không bao giờ để tâm lúc đó thái độ của em ra sao đâu?

Tôi biết, tôi biết Hoàng Kiên Chánh nói không sai. Đúng thật là cái xã hội này chỉ coi trọng kết quả và tôi cũng biết chuyện ấy lâu rồi.

Ngày còn học cấp hai, tôi nằm trong đội tuyển học sinh giỏi Lý của trường, vinh dự là một trong ba người đại diện trường đi thi huyện. Tôi biết thi huyện chẳng có gì đáng nể, nhưng ngày ấy nhỏ tuổi, hơn bạn bè chút xíu đã là oai lắm rồi. Lúc bấy giờ, tôi biết so với hai bạn cùng ôn, tôi chẳng là cái đinh gỉ gì cả. Nên tôi ra sức học, học và học. Tôi tự đặt mục tiêu ình, không xong không ngủ. Tôi nhớ ngày ấy mẹ dọa nạt một hai đòi cất đèn học nếu tôi không chịu đi ngủ. Tôi nhớ ngày ấy da mặt mình xanh xao, mắt trắng dã và bản thân thì ngày một gầy đi. Nhưng kết quả thì sao? Tôi nào có thi đậu, thạch sùng vẫn là sạch sùng thôi. Hôm công bố kết quả thi, tôi không khóc, thật sự là lúc đó tôi không khóc. Đơn giản là chôn mình vào góc phòng, đắp lên người lớp bụi thời gian, tôi tưởng mình giỏi giang, hóa ra tôi chẳng là gì. Tôi biết ba mẹ sẽ không trách tôi, Trần Tiến sẽ không chọc quê tôi và Lý Ngân sẽ vẫn cười đùa với tôi như ngày trước. Nhưng tôi, tôi biết bản thân mình vô dụng, dù là chăm chỉ thì sao? Chăm chỉ cũng không bằng người ta vừa chơi vừa học. Dù cho cả thế giới này có công nhận tôi chăm chỉ thật thì sao? Thì sau cái gọi là công nhận ấy vẫn là vậy mà còn không đậu.

Lúc ấy tôi gần như tuyệt vọng, tôi đổ lỗi cho giáo viên canh thi không công bằng, tôi đổ lỗi cho đề bài vừa dài vừa khó, tôi đổ lỗi cho thời tiết khí hậu, đổ lỗi cho trời đất bao la. Tôi vin vào câu nói học tài thi phận, đơn giản là tìm ình một cái phao để ngoi lên mặt nước. Tôi sợ chìm, tôi sợ thất bại sẽ đánh chìm mình vĩnh viễn. Nhưng rồi sau đó thì sao? Tôi vẫn phải phải học cách chấp chận. Tôi học cách chấp nhận thất bại, tôi biết rằng thành công hay không là do mình, do bản thân tự tạo ra. Ngày trước tôi từng an ủi mình rằng tôi thi trượt là do dám thị, do trời đất, do bài thi. Nhưng rồi Trần Tiến lại nói:

-Vậy ra cuộc sống của mày là do người khác ban cho à? Giờ mày thi trượt tiếng anh là do thầy dạy dở, vậy ra chính ông thầy đó là người quyết định thành công của mày à? Cuộc sống của mình mà lại để người khác cầm quyền. Đồ vô dụng…

Tôi lắc mạnh đầu cố không nhớ đến Trần Tiến nữa. Bởi vì… tôi cười cười, ngửa cổ hỏi Hoàng Kiên Chánh:

-Ba tháng lên kế hoạch, vẽ bia chọn tâm, một tháng căng tên bắn. Anh có thấy như vậy là quá lãng phí không? Lãng phí thời gian ấy.

-Không, không lãng phí chút nào đâu, suốt thời gian qua, xem cô diễn kịch cũng vui đáo để đấy. – Hoàng Kiên Chánh nhếch môi cười nhạt, nâng tay xoa xoa mặt tôi: – Gầy rồi, nhưng không sao, từ từ anh sẽ giúp cô vỗ béo.
Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_17 end
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .